Thứ Hai, 6 tháng 4, 2009

Thủ thuật: Khắc phục lỗi không down được ở Mediafire

Đây là cách khắc phục lỗi ở mediafire: (do mediafire hạn chế IP ở VN thường từ 21h đến 1h)
Đối với IE
- Đầu tiên bạn down chương trình này về tại đây
http://www.ultrareach.com/download_en.htm
- Click vào chương trình để chạy và nó sẽ tự động bật 1 cửa sổ Internet Explorer với trang chủ của nó là:
http://www.ultrareach.com/search.htm
- Bạn copy link mediafire vào trang IE vừa bật lên, enter và bạn sẽ get được link 1 cách dễ dàng.

Đối với FireFox

- Cài Add-on riêng có link down ở ngay bên dưới trang vừa download ( đề phòng trang chủ đổi link còn không thì bạn có thể down ngay tại đây )
Add-on for Firefox
Download Firefox add-on(.zip)
- Sau đó unzip file, trong thư mục vừa unzip có file wjbutton_en.xpi , bật firefox lên vào kéo thả file này vào cửa sổ đó, Intall và restart firefox --> OK

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2009

Phần mềm: Tìm driver đã mất - Driver Genius Pro

Đôi khi do sơ ý bạn để mất driver của máy mà không rõ nó tên là gì, của hãng nào... Driver Genius Pro chính là vị cứu tinh lúc này, phần mềm sẽ scan và down những driver còn thiếu của máy hoặc update version mới.
*** Đối với trường hợp mất driver card mạng bạn đành phải scan rồi ghi lại và ra máy có mạng tìm ở Google hoặc vào trang chủ của hãng sản xuất.
Đây là phiên bản
Driver Genius Pro v8.0.0.316 Portable
(chọn 1 trong các link)

http://rapidshare.com/files/129933386/Dr.Ge.Pr.Ed.v.8.0.0.316.Po.zip
http://www.megaupload.com/?d=RSRJ9XZO
http://www.mediafire.com/?4vbzz1mdyai
http://www.filefactory.com/file/c4d918
http://mihd.net/wn5m3ke
http://depositfiles.com/files/6589443
http://www.zshare.net/download/1537500787330015/
http://w16.easy-share.com/1700917318.html
http://d01.megashares.com/?d01=7f148ad
http://www.bigupload.com/files/1DCKAGHZ93/Dr.Ge.Pr.Ed.v.8.0.0.316.Po.zip.html
http://www.uploading.com/files/2O5YSVWN/Dr.Ge.Pr.Ed.v.8.0.0.316.Po.zip.html


Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

Thủ Thuật: Cách tìm kiếm hiệu quả trên Google

Google là bộ máy tìm kiếm thông dụng nhất hiện nay, sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và khai thác những nội dung và thông tin từ nguồn tài nguyên Internet khổng lồ. Tuy nhiên, chính vì Google là một máy tìm kiếm quá tốt, do đó kết quả mà Google đưa ra cho sự tìm kiếm của bạn có thể là hàng nghìn, hay thậm chí là hàng triệu kết quả khác nhau, trong khi đó nội dung bạn cần tìm thì lại chẳng thấy đâu. Do đó, để tìm được kết quả ưng ý trong hàng triệu kết quả đưa ra quả nhiên là không dễ chịu chút nào. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn bạn tìm kiếm google hiệu quả hơn với một vài mánh khóe rất đơn giản. Sử dụng cách thức tìm kiếm thông thường:

1. Sử dụng dấu “ + “:

Cách này sẽ đảm bảo kết quả đem về cho bạn sẽ xác định rõ kết quả của những từ đi kèm với dấu +

Ví dụ: Tìm kiếm: reviews of + iPhone and iPod
Nó sẽ đưa ra những kết quả chứa các từ reviews hay iPod nhưng kết quả sẽ xác đinh rõ nội dung sẽ bao gồm cả iPhone

2. Sử dụng dấu “ - “:
Sử dụng dấu này trước mỗi từ khóa sẽ bảo đảm rằng kết quả tìm kiếm được sẽ có nội dung không chứa những từ đó. Ví dụ: bạn tìm kiếm từ google nhưng không mong muốn tìm được kết quả là những trang khiêu dâm thì bạn sẽ điền nội dung tìm kiếm kèm theo “- porn” ở cuối.

3. Sử dụng dấu “ ~ “:
Sử dụng ~ trước từ khóa sẽ đem lại kết quả cung chứa các từ đồng nghĩa của từ khóa đó. Điều này đặc biệt thích hợp với những ai muồn tìm kiếm các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh.

4. Định nghĩa một từ :
Để đưa ra định nghĩa của một từ chỉ cần dùng tìm kiếm theo từ khóa: define:abc

Ví dụ : Tìm kiếm: define: Computer. Google sẽ đưa ra cho bạn kết quả định nghĩa về “Computer“
Điều này là thực sự cần thiết cho những ai bắt gặp 1 từ ngữ chuyên ngành nào đó và không nắm rõ rằng từ chuyên ngành đó có nghĩa là gì.

5. Sử dụng ký tự thay thế “*” :
Kí tự “*” có thể được sử dụng trong những từ mà có một phần đó bạn không biết đến
Chẳng hạn bạn tìm kiếm “friend*” thì Google sẽ trả lại những kết quả chứa những từ friend , friends , friendship…

6. Sử dụng dấu “? “:
Nó được dùng đến khi bạn không biết đầy đủ các chữ cái của một từ nào đó. Chẳng hạn tìm kiếm : “fri??” thì Google sẽ đưa ra kết quả trong những kết quả mà bất cứ chữ cái nào thêm vào có thể có nghĩa trong dấu “ ? “. Điều này sẽ hữu dụng cho những ai cần tìm kiếm 1 từ nhưng lại không biết làm sao để đánh vần từ đó. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp ở trên, bạn có thể sử dụng Google một cách hiệu quả hơn để khai thác nguồn tài nguyên rộng lớn và vô cùng qúy giá từ Internet.

Quy tắc sử dụng chữ I và Y (có lẽ ko thừa)

Trừ tên riêng, đề xuất tương đối hợp lí[8] cách dùng hai chữ i-ngắny-dài hiện nay như sau:

  • Đối với các âm tiết có phụ âm đầu /ʔ/, âm đệm /zero/, âm chính /i/ và âm cuối /zero/, thì có hai cách viết:
    1. Dùng "i" trong các trường hợp từ thuần Việt, cụ thể là: i - i tờ; ì - ì, ì ạch, ì à ì ạch, ì ầm, ì oạp; ỉ - lợn ỉ, ỉ eo, ỉ ôi; í - í a í ới, í oắng, í ới; ị - ị, béo ị
    2. Dùng "y" trong các trường hợp còn lại (thường là từ Hán-Việt), ví dụ: y - y tế, y nguyên, y phục; ỷ - ỷ lại; ý - ý nghĩa, ý kiến...
  • Đối với các âm tiết có âm đệm /zero/ và âm chính /ie/ thì dùng "i". Ví dụ: ỉa, chịa, đĩa, tía... kiến, miền, thiến... Trừ trường hợp có âm đầu /ʔ/ và âm cuối không /zero/ thì dùng "y": yếm, yến, yêng, yêu...
  • Đối với các âm tiết có âm đệm /w/, âm chính là /i/ hoặc /ie/ thì dùng "y". Ví dụ: huy, quý, quýt... khuya, tuya, xuya... quyến, chuyền, tuyết, thuyết...
  • Việc biểu diễn nguyên âm /i/ trong các trường hợp còn lại (âm đệm /zero/) thì dùng "i". Ví dụ: inh, ích, ít... bi, chi, hi, kì, khi, lí, mì, phi, ti, si, vi... bình, chính, hít, kim, lịm, mỉm, nín, phình, tính, sinh, vinh...
  • Việc biểu diễn âm cuối /-j/ không có gì thay đổi, vẫn dùng "y" trong các trường hợp có nguyên âm chính ngắn: (bàn) tay, (thợ) may, tây, sấy... và dùng "i" trong các trường hợp còn lại: (lỗ) tai, (ngày) mai, cơi, coi, côi...
Nguồn :
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t#Ch.C3.ADnh_t.E1.BA.A3